-
mình vẫn còn đang trên hành trình chữa lành của bản thân, nhưng mình hi vọng những điều mình chia sẻ dưới đây có thể giúp ai đó ngoài kia. khi nói đến “chữa lành” mình đã từng nghĩ nó như việc chữa bệnh ngoài da, nếu đau thì uống thuốc, chảy máu thì băng bó. những việc xảy ra với mình trong năm 2020, giúp mình có một cách nhìn trọn vẹn hơn về chữa lành. với mình, chữa lành là một inner work, mọi người sẽ đến với chữa lành ngay thời điểm thích hợp nhất trong cuộc đời họ.
quá trình chữa lành giúp mình nhìn nhận lại bản thân, dành thời gian một mình và học cách làm bản thân vui mà không cần đến bất kì tác nhân khác ở bên ngoài. mình học cách tha thứ và buông bỏ những điều không thuộc về mình. khi ấy cũng là lúc mình nhận ra bản thân mình có control issues (mình luôn muốn kiểm soát những cảm xúc, hành động của bản thân và đôi khi là tình cảm từ người khác) Việc chấp nhận buông bỏ việc -mình- không- thể -kiểm -soát -giúp cuộc sống mình nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
trước đây, mình hiểu rất mơ hồ về cụm từ ” chấp nhận và yêu bản thân.” việc không ngừng tìm kiếm sự công nhận và chấp nhận từ người khác làm mình cảm thấy rất mệt mỏi. lúc mình nhận ra chân lý là thật sự mình có thể sống mà không cần phải quan tâm đến điều người khác nghĩ gì về mình, giúp mình sống thật với bản chất con người mình hơn. việc ngắt kết nối với thế giới bên ngoài, giúp mình nhận ra thế giới bên trong mình là một vườn hoa mà mình có thể trồng bất kì loại cây, hoa nào mình muốn; hoặc đó là mái ấm của chính mình, mà mình không cần sự chấp thuận của bất kì ai, để được bình yên và hạnh phúc. những ngày đầu, khi đi ăn, đi shopping hoặc đi chơi một mình, mình cảm thấy rất gượng gạo và luôn có cảm giác ai đó quan sát mình, nhưng một lần, hai lần rồi cũng bản thân mình cũng quen. vì chẳng ai dư thời gian để nghĩ về một người lạ họ gặp thoáng qua ở ngoài đường được.
dạo gần đây, mình nhắc hơi nhiều về tính nữ, nhưng mình nghĩ điều quan trọng thì nên nhắc lại nhiều lần. khi nhận thức được, từ nhỏ đến lớn mình vẫn luôn được dạy dùng cái đầu, lý trí để đạt được thành tích tốt trong học tập và công việc, mà quên đi rõ ràng, nhu cầu lắng nghe bản thân, tính nữ cũng là một phần quan trọng không kém. mình ước gì có ai đó nói với mình khi nhỏ rằng, mình không cần phải làm gì đó, đạt được gì đó thì mình mới được yêu thương. trong một group mình tham gia ở facebook, có người hỏi có bất lịch sự không khi hỏi về thu nhập của người khác, ở phía dưới có một người trả lời rằng” người ta sẽ phán xét và để bạn vào một mục nào đó dựa trên thu nhập của bạn.” khi đọc đến đó, mình giật mình vì nhận ra sự thật phủ phàng này. chẳng phải thu nhập chỉ nên là điều vợ chồng và những người liên quan trực tiếp đến nó, cần biết thôi sao?
việc chấp nhận tính nữ của bản thân, giúp mình sống hạnh phúc hơn về việc bớt chán ghét và cau có mỗi khi đến chu kì, chấp nhận cảm xúc của bản thân mà bớt phán xét nó hơn. quan trọng nhất là, tính nữ giúp mình biết yêu thương và bao dung hơn với những người xung quanh mình.
khi có điều gì đó đang xảy ra với mình, thay vì dùng đầu để suy nghĩ và phán xét nó, mình kết nối với bản thân để nhận ra mình thật sự cảm thấy gì. mình có thể cảm thấy hạnh phúc, bất an, hay bồn chồn, lo lắng, mình tập gọi tên những cảm xúc bản thân đang có, và hỏi mình tại sao lại cảm thấy như vậy. và mình sẽ nói ra điều đó. từ việc này, mình cũng nhận ra khi bản thân mình căng thẳng, mình thường nói, đưa ra nhiều quyết định vội vàng và hay sai lầm!
từ đầu bài đến giờ, mình đã chia sẻ về những điều mình nhận được từ quá trình chữa lành, nhưng mình đã làm gì trong quá trình này?
- dành thời gian một mình: là lúc thật sự dành thời gian ở một mình và không cảm thấy ngại hay sợ khi phải từ chối ai đó (mà mình cũng không thật sự muốn gặp lắm.) mình chú ý hơn về nhu cầu của bản thân, về việc mình cảm thấy như thế nào khi bên cạnh ai đó. mình đã chia sẻ với bạn trai của mình là mỗi lần mình muốn biết mình có thật sự muốn chơi với ai đó hay không, mình sẽ nghĩ xem mình có muốn mời họ ở đám cưới mình hay không! mình muốn dành thời gian của bản thân và bên cạnh những người thật sự quan tâm và yêu thương mình thay vì chỉ dòm ngó, để ý và bàn tán về mình.
- tìm hiểu về chữa lành: có giai đoạn mình chìm đắm trong việc tìm hiểu những thông tin bên ngoài, gặp therapists, nhưng cũng có giai đoạn, mình chỉ tập trung vào bản thân. giai đoạn nào cũng tốt, tùy theo nhu cầu của bản thân mình theo mỗi thời điểm khác nhau.
- đón nhận: mình nghĩ từ đúng hơn cho việc này là ” surrender.” mình chấp nhận là có những lúc bản thân mình vẫn theo pattern cũ và cư xử như ****, nhưng đó cũng là dấu hiệu để mình biết mình cần để ý đến nhu cầu của chính cơ thể mình hơn. mình chấp nhận yêu thương bản thân mình lúc mình không hoàn hảo, và chính xác là, chẳng bao giờ mình hoàn hảo cả, nên mình yêu luôn những lúc mình không yêu mình đủ!
mình biết, thế hệ ông bà, cha mẹ mình không hiểu nhiều về sức khỏe tâm lý, nên có nhiều người kể cả mình phải trải qua những quá trình chữa lành thế này. nhưng mình hi vọng, thế hệ tụi mình, khi có thể tiếp xúc với kiến thức dễ dàng và đầy đủ như thế này, có thể trau dồi và chữa lành bản thân mình, để không bất kì một đứa nào ở thế hệ sau, và thế hệ sau nữa phải trải qua những tổn thương tâm lý này. mình xin kết bài với câu nói mình rất thích, mong mọi người yêu thương bản thân và nhận ra bản thân mình xứng đáng với những điều tốt đẹp ở cuộc sống này.
thật nhiều yêu thương,
Chi
-
hôm rồi lúc đang ngồi nghĩ vu vơ, tự dưng trong đầu Chi có câu hỏi này. năm 2020 là năm có nhiều sự kiện lịch sử, biến cố khó khăn cho nhiều người, nhưng với Chi thì sao? Chi sẽ nhớ gì về năm 2020 của mình ?
một buổi sáng mùa xuân ở Crystal Cove 🌿 Chi nhớ đến những đêm nằm cạnh Mẹ khi Ông vừa mất. cảm giác lạ lạ khi nằm gần Mẹ, vì đã rất lâu rồi cả hai mẹ con mới ngủ chung. nghe tiếng Mẹ thở đều, Chi vừa nhớ Ông vừa thấy ấm lòng vì được ở gần Mẹ. Trong khoảng thời gian ấy, Chi cũng rất buồn vì lời nói của ex về mình, nhưng điều Chi nhớ nhất là những điều Chi rút ra được từ chuyện tình cảm đó 🌸
Khoảng giữa năm 2020, Chi sắp xếp lại mọi thứ trong phòng mình, bỏ đi rất nhiều đồ không cần thiết và tạo không gian thoải mái. Chi sẽ nhớ đến những tối bình yên vô cùng, Chi tắm rồi lên giường nghe nhạc và đọc sách. không cãi nhau, không đổ lỗi và cả trách móc. chỉ có Chi với Chi. một cảm giác rất an bình.
Chi sẽ nhớ đến bài học về năng lượng nữ tính 🌸. trong mỗi người chúng ta đều luôn có hai năng lượng nam tính và nữ tính. năng lượng nam tính đại diện cho sự suy luận, quyết đoán, và cạnh tranh để giúp chúng ta phát triển. năng lượng này phù hợp trong học tập và làm việc. năng lượng nữ tính đại diện cho mặt cảm xúc, cảm thông và nuôi dưỡng. việc dung hòa giữa hai năng lượng này thật sự rất cần thiết. xã hội ngày nay đa phần mọi người chỉ công nhận năng lượng nam tính, đi học phải học thật giỏi, đi làm cũng luôn phải cạnh tranh. việc biết đến năng lượng nữ tính cuộc sống Chi như bước sang một chương mới. Chi nhận ra có một Chi con gái hơn và Chi không thấy có lỗi vì điều ấy nữa.
đi ăn bánh uống trà với bạn :”) Chi sẽ nhớ đến cảm giác cô đơn đêm ngày 4 tháng 7 khi ngồi ở trong phòng nhìn ra bên ngoài pháo bông bắn sáng cả bầu trời. Chi nhận ra cảm giác cô đơn lúc ấy sẽ là một phần trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. mình không chối bỏ được. Chị Milena có nói với mình, solitude đến với mình lúc ấy cũng chỉ muốn ở cạnh cùng mình thôi. hôm đó, anh nói thích mình.
Chi sẽ nhớ đến bài học về lời nhận xét. hôm vừa rồi, ở trong một group trên FB bạn kia kể với mọi người rằng, người yêu bạn ấy nói nếu bạn ấy không bớt lôi thôi, người yêu sẽ không lấy bạn ấy nữa. đa số mọi người bình luận rằng nếu điều bạn trai nói đúng thì bạn gái kia phải biết tiếp thu và thay đổi. với một đứa cũng lôi thôi nhất là lúc học phải tập trung như mình, mình cảm thấy rất bất bình vì lời nói của bạn trai kia. mình nhận ra việc đưa ra nhận xét đúng hoàn toàn khác với việc góp ý chân thành và có tính xây dựng. hai điều đó là hoàn toàn khác nhau.
mình sẽ nhớ đến cảm giác vui sướng khi được sống với đúng bản ngã của mình. cảm giác vào thư viện mượn cả một chồng sách từ chính trị đến tâm lý cả truyện con nít, thật sự rất thích. giây phút bản thân mình biết mình được chấp nhận bởi người mình thương là cảm xúc mình nghĩ chẳng bao giờ quên được.
hoàng hôn ở biển vào một ngày tháng 7 là điều mình sẽ nhớ! mình chưa bao giờ ngừng biết ơn việc mình ở gần biển, việc có nhiều cơ hội ngắm hoàng hôn đẹp vô cùng ở miền nam California này. hôm ấy trời se se lạnh, tiếng sóng biển và không khí trong lành, mọi nỗi âu lo trong lòng mình như được trút bỏ. rất thích.
mình sẽ nhớ đến những cuộc trò chuyện heart to heart với bạn Minh. về tỉ tỉ thứ trên đời và nhận ra việc có nhiều bạn không thích bằng có bạn cùng hệ giá tri với mình! mình sẽ nhớ đến câu trả lời của Minh khi mình hỏi, mình phải làm gì với việc ai đó không muốn chơi với mình nữa (!) Minh trả lời rất vô tư “thì mình đi chơi với người chơi với mình.” hehe giống như chuyện yêu đương vậy đó, người ta không yêu mình thì thôi, mình đi yêu mình và yêu người khác.
mình với quyển sách mình thích ở công viên gần nhà 🌻 khi viết đến đây mình nhận ra mình chẳng nhớ đến mình đã làm được gì cả, mình chỉ nhớ đến cảm xúc của mình ở những khoảnh khắc nào đó thôi. như mình chẳng nhớ gì mình đã làm được gì vào năm lớp 3 cả, nhưng mình nhớ vào năm đó, mình đã thấy mắc cỡ thế nào khi bạn Khoa biết mình thích bạn ấy! vậy nên mình cứ việc bình an, không âu lo trong hiện tại thôi. mọi khó khăn sẽ qua, mình luôn tin là vậy.
chúc mọi người có một mùa giáng sinh ấm áp và an lành,
from Chi with love ☘️
-
bài blog này được ra đời lúc mình không muốn nói chuyện với ai hết nhưng lại muốn ghi lại những suy nghĩ của mình vào thời điểm này về chuyện phụ nữ nói nhiều. trước đây, mình luôn nghĩ việc phụ nữ nói nhiều là lẽ đương nhiên. nó bình thường như chuyện ban ngày sẽ sáng và ban đêm phải tối vậy. chuyện phụ nữ hay càm ràm, nói nhiều, chắc không ai lạ gì ha.
tự dưng hôm nay mình chợt nhớ đã từng đọc ở đâu đó rằng cốt lõi của vấn đề phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông không nằm ở “phụ nữ” mà chính là ở “status” của người đó. người nghĩ mình thấp kém, tự ti về bản thân hay thua thiệt hơn người khác, thường có xu hướng nói nhiều hơn mỗi khi có cơ hội. Nghĩ đơn giản như vậy nhé, ngày trước phụ nữ thường được biết đến là người suốt ngày gắn liền với bếp núc, nhà cửa, ít đi ra ngoài, không có nhiều cơ hội để học hỏi, etc. vậy nên, khi người khác (có thể đàn ông hoặc phụ nữ) đến nhà, họ sẽ nói liên tù tì về tất cả mọi thứ. vì sao cơ? chỉ đơn giản đó là cơ hội duy nhất để họ có thể bộc lộ, diễn đạt suy nghĩ, tâm tư của bản thân hoặc cũng có thể nói, đó là những lần hiếm hoi họ thể hiện mình. Đem cách hiểu đó áp dụng vào cuộc sống xã hội ngày nay, việc phụ nữ hay đàn ông nói nhiều phụ thuộc vào status của người ấy, chứ không phải giới tính của họ.
mình hay để ý cách những người phụ nữ “tự tin và thông minh” giao tiếp với mọi người xung quanh. cách họ trả lời, đặt câu hỏi hoặc chỉ đơn giản là nói lên suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. thường rất ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn rất tinh tế. đơn giản chỉ vì họ không có nhu cầu thể hiện bản thân.
khi mình ngộ ra naked truth đấy, mình tự thấy chột dạ vì ahh, mình cũng có như vậy nè. nhưng không sao, cuộc sống là một quá trình phát triển bản thân mỗi ngày mà.
mọi người nếu có đọc bài này mà có gợi ý gì về những cách cải thiện sự tự tin thì nhắc mình với nhé. cảm ơn mọi người nhiều nhiều.
thương,
Chi.
-
Tối hôm rồi, lúc đi ăn với bạn. Chi hỏi, love language của bạn là gì? thì bạn quay sang nhìn Chi như thể Chi vừa nói tiếng người ngoài hành tinh. Chi hỏi thêm vài người bạn của mình, mọi người cũng có chung biểu cảm như vậy. Y như cách Chi phản ứng khi được các Chị hỏi “love language của Chi là gì?” Sau vài lần Chi ngượng chín người khi mọi người đón chào Chi bằng những cái ôm “khá gần gũi”, cũng không thiếu vài lần Chi vô tình gây hiểu nhầm khi bắt tay ai đó hời hợt. Chi nghĩ rằng việc hiểu love language của người mình yêu thương cũng là một cách để mình xây dựng mối quan hệ bền lâu và gắn chặt với nhau hơn! Love language này không chỉ dành cho các cặp đôi mà còn những thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết. Vậy nên, bài viết này ra đời! Hi vọng nó sẽ giúp mọi người hiểu và thương nhau hơn.
Words of Affirmation– Những lời yêu thương
Những người có love language này thường sẽ rất thích được khen và nói lời yêu. Kiểu như “I love you” hay ” em mặc đầm xinh quá!” kiểu đại loại như vậy. Ngôn từ có sức ảnh hưởng lớn với người có ngôn ngữ tình yêu này nên họ thường mất nhiều thời gian hơn người bình thường để quên và tha thứ những lời chê bai từ người khác.
Acts of Service– Hành động giúp đỡ
Nhóm người có love language này thường thích thể hiện và đón nhận tình cảm bằng hành động hơn là lời nói. Thay vì thích nghe nói ” anh yêu em” họ hạnh phúc x1000 nếu bạn quan tâm và để ý đến nhu cầu của họ. Ví dụ như nấu một bữa ăn, nhắc họ lịch khám bác sĩ, hay chỉ đơn giản là để kem đánh răng vào bàn chải sẵn cho họ. Những việc làm giản dị này nếu được xuất phát từ tình yêu thì sẽ làm người có love language này hạnh phúc lắm!
Receiving Gifts– Việc nhận quà
Những người có love language này rất thích việc tặng và nhận quà. Việc nhận và tặng quà giúp họ thấy hạnh phúc! Với nhóm người này, quà tặng như một biểu tượng của tình yêu. Tiền không thể mua được hạnh phúc, nhưng tiền có thể mua quà và giúp nhóm người có love language này hạnh phúc! Nhóm người này là nguyên nhân của việc trung bình hằng năm một người dân Mỹ chi khoảng ~1 ngàn đô quà cáp trong các ngày lễ !
Quality Time– Thời gian chia sẻ bên nhau
Nhóm người có love language này rất yêu thích khoảng thời gian bên nhau mà không bị ai hoặc việc gì đó làm phiền. Ví dụ như khi trò chuyện với nhau, họ sẽ thích bạn buông điện thoại khỏi tay và đặt trọn vẹn sự chú ý vào họ. Cũng là một cách thể hiện tình cảm và sự tôn trọng của bạn với họ. Những người có love language này thường sẽ dễ bị tổn thương hơn nếu bạn huỷ bỏ cuộc hẹn, hay không thể điện thoại như bạn đã hứa. Như một dấu hiệu họ nghĩ rằng bạn quan tâm những điều khác hơn họ.
Physical Touch– Đụng chạm, tiếp xúc cơ thể
Người có love language này thường sẽ thích ôm, hôn, nắm tay hay sex. Họ sẽ cảm thấy an tâm và được yêu thương hơn nếu bạn có thể nắm tay, hay một cái ôm có ý nghĩa vô cùng với họ.
Khi Chi giải thích 5 love language này cho bạn Chi. Mọi người hỏi lại rằng không phải luôn cưng chiều và quan tâm người yêu mình là được rồi hay sao? Nhưng có nhiều cặp đôi, việc dính nhau 24/7 với họ là cực hình, hay có những người không thấy việc tặng hay nhận quà là cần thiết thì việc bạn cứ đòi quà hay cứ liên tục tặng quà cho họ chẳng phải là một phí phạm hay sao.
Tất nhiên, một người có thể có nhiều hơn một love language chỉ là họ thích cái nào nhất. Và partner hay những người xung quanh họ chỉ cần cho họ điều đó thôi. Đã có lúc Chi nghĩ, tại sao việc yêu thích và gắn bó với một ai đó lại khó khăn và phức tạp đến vậy. Chẳng phải mình chỉ cần có chân tình là được rồi hay sao? Nhưng Chi nhớ, bạn K từng nói với Chi, Chi không phải là thánh. Và con người thì phức tạp vậy đó.
Thôi thì mình gắng dành những thời gian ngắn ngủi bên nhau ở đời này thật hạnh phúc bạn nhé!
PS: Bài quiz tiếng Anh ở đây và bài trắc nghiệm tiếng Việt ở đây cho bạn nào cần nhé!
Thương,
Chi
-
đâu đó ở Utah dạo gần đây, mình nhận ra là khi mình thôi nghĩ bản thân là trung tâm của vũ trụ thì cuộc sống của mình bình yên và đỡ drama hơn (nhiều). đôi khi vì mình nghĩ mình quan trọng, nên (lại là) mình nhận hết trách nhiệm, công việc vào thân, để rồi lắm lúc nghĩ sao mình luôn làm nhiều hơn người khác. chẳng phải mình đối xử bất công với bản thân bằng cách nói ” Có” với mọi chuyện hay sao? vậy nên mình thôi, bớt làm người tốt cũng là một cách làm người tốt mà ^^
cuộc sống vẫn luôn tiếp diễn dù có mình hay không. có những ngày mình để điện thoại ở chế độ “me time”, mang chiếc đầm mình thích, rồi đi đâu đó. lúc đó mình chả suy nghĩ gì nhiều đâu. khi thấy mệt rồi, mình cứ về nhà tắm rửa nghỉ ngơi thôi. nếu có ai đó tìm mình, nhắn tin, điện thoại cho mình vào lúc đó thì too bad, mình đang trong trạng thái không muốn tiếp xúc với con người lắm!
một trong những điều mình rút ra được sau những buổi therapy là việc mình thành thật về suy nghĩ và cảm xúc của mình với người khác, là một cách mình tôn trọng và yêu thương mối quan hệ đó. mình nghĩ mọi người xứng đáng tiếp xúc với con người thật của mình ( dù nó có tròn hay méo mó ra sao).
không có điều gì đảm bảo là ngày mai mình sẽ còn ở đây, trên trái đất này. nên mình phải sống hôm nay cho thật trọn vẹn. mình chỉ muốn dành thời gian của mình: làm việc mình thích và gặp gỡ những người mình yêu thương thôi. mình nhớ ai đó đã nói rằng ông biết một bà người Trung Quốc, bã dành hết cả đời để ” dọn dẹp”. lúc đầu mình nghe qua cũng thấy bình thường, nhưng nghĩ lại mới thấy chột dạ dễ sợ. hehe.
mình cũng không ngờ có ngày mình lên google search câu này, nhưng tìm ra câu trả lời có nghĩa mình đã đi một nửa đoạn đường rồi. hi vọng mình sẽ master được việc không bị làm phiền :p
thương,
Chi
-
Hôm qua khi Chi có cơ hội nhìn lại những Proud Moments của mình từ lúc Chi biết trí khôn đến tận bây giờ. Chi nhận ra là, nhiều hơn một lần những khoảnh khắc đó đều gắn liền với sở thích đọc và viết của mình.
Sau này lớn lên, sinh sống ở một đất nước mới, học thêm nhiều hơn một ngôn ngữ, Chi nhận ra vốn từ vựng Tiếng Việt của mình rất củ chuối. Việc không tiếp xúc với tiếng Việt trong văn viết nhiều cũng ảnh hưởng rất lớn vào cách diễn đạt của Chi. Cộng thêm việc sợ bị đánh giá, dần dần Chi ít viết lại hoặc nếu có, cũng sẽ nhanh chóng ẩn bài viết ở chế độ “only me”. Chi không còn vô tư viết ra những suy nghĩ của mình nữa. Nhưng tại sao Chi phải vậy ha? Cùng lắm, nếu Chi viết dở quá thì vẫn có Chi đọc mà! Vậy nên Chi sẽ viết thôi, viết đến khi Chi không còn điều gì để viết nữa, đến khi tay Chi không còn sức để gõ bàn phím nữa, và cho đến khi mắt Chi mờ đi không còn thấy màn hình nữa. Vậy nhé!
Một ngày thứ bảy bình yên như này, Chi chọn ngẫu hứng một quyển tiểu thuyết của Haruki Murakami. Phải hơn một năm rồi, Chi mới đọc lại sách của ông. Ngồi ngấu nghiến đọc và chìm mình trong từng trang sách, Chi hoàn toàn không nghe hay biết gì việc có người vào nhà mình. Đến khi cầm điện thoại mới thấy nhiều cuộc gọi nhỡ và tin nhắn haha.
Đọc đến đoạn này, Chi nhớ thư viện cũng là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của mình. Những năm cấp 1, giờ ra chơi Chi thường chui vào thư viện của trường, ngồi vùi mình trong đống truyện Cô Tiên Xanh cũ ơi là cũ hay cả những tờ báo dành cho thiếu nhi thường bị rách bìa. Nhưng với Chi vào khoảng thời gian ấy, thư viện của trường như một người bạn thân vậy. 30 phút giờ ra chơi ngắn kinh khủng. Sau này lớn lên, Chi mới nhận ra vì trường mình ở quê, thư viện nhỏ ơi là nhỏ, không đủ quỹ nên việc không có sách hay truyện mới là điều dễ hiểu. Vậy nên, Chi rất thương và rất mong các em ở quê, vùng sâu có được một thư viện đầy đủ và hành tráng. Điều mà lúc nhỏ Chi không có được.
Lên cấp 2 và cấp 3 Chi vẫn thường đến thư viện vào giờ ra chơi, tìm một quyển sách mình thích. Chui vào một góc rồi say sưa đọc. Viết đến đây, Chi mới nhận ra thời đi học của mình, Chi không có nhiều bạn như Chi hay nhớ ha :)) Nhưng Chi không có thấy cô đơn, vì Chi luôn có sách, có thư viện để lui tới mà nhỉ?
Hồi nhỏ, khi Chi muốn mua một quyển Nhật Kí Công Chúa, hay Trà Sữa Cho Tâm Hồn Chi phải đợi đến khi được lên thị trấn hay gia đình có ai đi lên đó. Chi nhớ mình phải dặn đi dặn lại Mẹ mua sách rồi ngồi đợi đến tối khuya Mẹ mang sách về! Hay là phải dành tiền đi học để mướn truyện đọc haha, nhưng những điều đó không có làm bớt đi tình yêu dành cho sách trong Chi.
Vậy nên, sau này khi được lên Sài Gòn học hay chuyển qua nước ngoài, Chi có nhiều cơ hội để tiếp xúc với sách hơn. Chi có thể đọc sách bằng tiếng Anh mà không cần phải đợi ai đó dịch cho mình, hay cả cơ hội gặp gỡ, liên lạc với những người cùng sở thích giống mình. Chi không còn thấy lạc lõng nữa.
hình chụp vào lúc 4 giờ sáng, năm đầu tiên Chi đi học college. Nếu Chi đọc quyển sách nào hay hoặc có một suy nghĩ nào đó có ích cho ai đó ngoài kia, Chi sẽ chia sẻ nó với mọi người, ở đây. Chi dặn mình là, cuộc sống dù có khó khăn hay khốc liệt thế nào, Chi mong mình có thể thực hiện ước mơ nhỏ nhỏ khi về già là mở một nhà sách ấm cúng và miễn phí cho mọi người. Chi có thể làm bánh và tặng cho những đứa trẻ yêu sách như Chi ngày trước ^^
Bởi vậy, nếu bạn có cơ hội đọc bài blog này của Chi. Chi hi vọng tình yêu với sách của Chi lớn đủ để chạm tới bạn và mong bạn may mắn tìm được những quyển sách hay và phù hợp với mình!
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ,
Thương,
Chi.
-
1. Sự di truyền của cảm xúc
Có một con chuột trong phòng thí nghiệm, người ta tác động đến nó với những kích thích. Đầu tiên, người ta giật điện nó. Và tất nhiên, nó rất sợ và đau. Sau đó người ta vừa giật điện, vừa cho chuột ngửi mùi hoa anh đào. Chuột sợ và đau với cú giật điện đó đồng thời còn ngửi thấy mùi hoa anh đào.
Sau một thời gian, người ta không cần giật điện, chỉ cần cho con chuột này ngửi mùi hoa anh đào, thì con chuột vẫn sợ y như lúc bị giật điện. Đây là phản xạ có điều kiện, cái này thì dễ hiểu rồi. Giật điện ban đầu là kích thích thứ nhất. Mùi hoa anh đào sau này là kích thích thứ hai. Sau này tắt đi kích thích thứ nhất, chỉ cần kích thích thứ hai thì chuột vẫn có phản ứng như thường.
Cho chuột mẹ này sinh sản. Các chuột con sau này chỉ cần ngửi mùi hoa anh đào thì nó vẫn sợ như là chuột mẹ sợ, dù chuột con không hề bị tác động kích thích nào giống chuột mẹ ban đầu. Các thế hệ chuột con, chuột cháu sau này cũng tương tự. Và nỗi sợ mùi hoa anh đào được di truyền qua các thế hệ.
Người ta tiến hành mổ não chuột con và chuột mẹ. Thì nhận ra trong não bộ vùng não “nhận điện mùi hoa anh đào” ở chuột con và chuột mẹ là giống nhau.
=> Kết luận là cảm xúc sợ hãi này đã được di truyền.Như vậy, đôi khi chúng ta nói “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, thì giờ chúng ta có thể nhận biết được rồi đó, nó đôi khi không phải là “nỗi buồn” của mình mà là “nỗi buồn” của các thế hệ đi trước, “nỗi buồn” của tiên tổ. Các cảm xúc giận dữ, ganh tỵ, hạnh phúc,… đều có thể được di truyền.
=> Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu người mẹ có nhiều căng thẳng trong lúc mang thai, thì sức đề kháng của trẻ sinh ra rất yếu, hoặc mang theo những cảm xúc giống mẹ.Và hãy hình dung, bạn được nhận một trứng từ mẹ và một tinh trùng từ ba. Ba hay mẹ bạn cũng tương tự, được nhận từ ông bà ngoại, ông bà nội,… nếu bạn vẽ một cây phả hệ đi lên thì bạn sẽ nhận ra bạn đang mang tổ tiên về tương lai. Bạn là sự tổng hợp của tiên tổ đi trước. Và con cháu bạn sau này sẽ lại tiếp tục mang bạn về tương lai. Bạn đang đứng ở dưới cuối của cái phễu, trên cái phễu khổng lồ kia là ba mẹ, ông bà, tiên tổ gởi gắm cho bạn bao nhiêu điều. Bạn là gạch nối, là cây cầu của tổ tiên đi trước và thế hệ con cháu sau này.
Nếu hôm nay bạn không làm sạch những “hạt giống” hay “chương trình” bên trong bạn, thì sau này con cháu sẽ lãnh đủ.2. Sự đồng bộ hóa của giống loài
Nếu như với thí nghiệm trên chưa đủ thuyết phục bạn rằng bạn có trách nhiệm lớn với tổ tiên và con cháu, bạn và họ ảnh hưởng lẫn nhau, thì bây giờ bạn có thể nghe tiếp về thí nghiệm dưới này.
Có hai hòn đảo A và B, hai hòn đảo này cách nhau rất xa. Trên cả hòn đảo A và B đều có một loài khỉ, loài khỉ này giống nhau. Trên hòn đảo A, người ta bắt một con khỉ A’ ra và dạy cho nó một số hành vi. Sau đó thả lại đàn, một thời gian sau thì những con khỉ trên hòn đảo A đều có thể làm được hành vi giống như con khỉ A’.
Hòn đảo B cách đó rất xa, và không có con khỉ nào được dạy cả. Nhưng khi những con khỉ trên hòn đảo A biết làm hành vi giống con khỉ A’ thì những con khỉ trên hòn đảo B cũng có thể làm hành vì mà con khỉ A’ được dạy. Đây là sự đồng bộ hóa giống loài.Tiến sĩ Mararu Emoto có nói, nếu bạn đặt một cốc nước trước mặt bạn và cầu nguyện thì nước trên toàn bộ thế giới cũng được cầu nguyện. Cốc nước trước mặt bạn được kết nối với toàn bộ nước trên thế giới. Tương tự, mỗi loài đều có tâm thức chung để kết nối. Không chỉ động vật, con người mà đến cả cỏ cây, và các yếu tố nước, không khí, đất, lửa trong tự nhiên cũng đều như vậy. Nên nếu bạn làm được điều gì đó tốt đẹp, thì ngay lập tức nó ảnh hưởng đến cộng đồng loài người nói riêng, và xa hơn là ảnh hưởng đến toàn bộ Vũ Trụ này.
Trong ngành y học bổ sung hiện tại có chữa bệnh bằng “đồng ứng”. Ví như trên bàn tay bạn là biểu hiện toàn bộ cơ thể, nếu bạn bị đau mắt, nhức đầu, người ta không chữa trực tiếp trên con mắt hay trên đầu bạn mà người ta tác động đến bàn tay, chỗ được cho là đồng ứng với mắt và đầu của bạn. Và vi diệu thay, bạn hết đau mắt và đau đầu. Nếu bạn thấy ai đó có vấn đề, đặc biệt là người thân hay bạn bè của bạn. Việc của bạn không phải là chữa lành cho họ, mà là chữa lành cho bạn. Bạn làm sạch những “hạt giống”, “chương trình” bên trong bạn và họ được “sửa chữa”, vì họ chỉ là biểu hiện của bạn.
3. Bạn hạnh phúc và những người khác hạnh phúc
Một nghiên cứu khác nữa thế này, nếu bạn là A và bạn hạnh phúc thì những người là B quen biết bạn sẽ có cơ hội tăng lên 15% hạnh phúc. C là người quen với B, sẽ có cơ hội tăng lên 10% hạnh phúc. Và D người quen của C, sẽ có cơ hội tăng lên 6% hạnh phúc. Nghiên cứu dừng lại ở mức này mà không có E.Trong nghiên cứu này có nghĩa là C, hay D không có quen với A – là bạn, nhưng họ vẫn có cơ hội hạnh phúc nếu bạn hạnh phúc. Bạn hạnh phúc, và cả những người không quen bạn cũng được hạnh phúc! Thật tuyệt vời, nhỉ. Nếu như bạn “làm sạch” bạn và tổ tiên bạn, con cháu bạn được “làm sạch” thì đó là làm sạch theo “chiều dọc”. Còn ở đây nếu bạn “làm sạch”, những người xung quanh bạn cũng được “làm sạch” thì đó là “làm sạch” theo “chiều ngang.”
Bạn hãy vẽ hai trục tung và hoành. Bạn là giao điểm của hai đường đó. Trục tung là tổ tiên và con cháu, trục hoành là những người xung quanh bạn. Và hãy hình dung, nếu bạn làm sạch, bạn hạnh phúc thì mọi người xung quanh bạn được hưởng lợi như thế nào.4. Cách mà Ho’oponopono giúp bạn và những người xung quanh
Khi bạn làm sạch bên trong bạn thì những gì bạn thấy, nghe là biểu hiện bên trong bạn cũng được làm sạch. Bạn không cần đi tìm nguyên nhân của vấn đề, bạn chỉ cần giải quyết vấn đề.Hãy tưởng tượng thế này, có một cái giếng và mọi người đều uống nước chung ở đó. Có một ai đó buồn buồn thả chất độc xuống giếng. Việc của bạn không phải là đi tìm xem ai bỏ độc xuống giếng, việc của bạn là giải độc trong giếng. Khi bạn giải độc trong giếng thì những người uống nước giếng này đều không sao cả, ngay cả người đã bỏ độc xuống giếng họ uống nước đó thì vẫn khỏe mạnh bình thường.
Chúng ta đang sống trong một bầu không khí bị ô nhiễm bởi nhiều thứ, kể cả những tần mức năng lượng rung động thấp từ tâm trí của những người xung quanh. Đừng quan trọng ai đã làm ô nhiễm bầu không khí, việc của bạn là liên tục “làm sạch”. Và nếu bạn “làm sạch” bạn thì ngay cả người đã vô tình hay cố ý làm “ô nhiễm” bầu không khí họ cũng được làm sạch. Hay nhỉ !5. Tổ tiên là bạn, bạn là tổ tiên
Khi bạn nói: “Tôi xin lỗi bạn” với ai đó hay với vấn đề nào đó, nó có nghĩa là “Tôi, gia đình, dòng họ, tổ tiên tôi xin lỗi bạn cùng gia đình, dòng họ, tổ tiên bạn từ lúc bắt đầu sự có mặt của con người trên thế giới cho đến hiện tại.”“Hãy tha thứ cho tôi” có nghĩa là “Mong bạn, cùng gia đình, dòng họ, tổ tiên bạn hãy tha thứ cho tôi, cùng gia đình, dòng họ, tổ tiên tôi từ lúc bắt đầu sự có mặt của con người trên thế giới cho đến hiện tại.”
“Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi, gia đình, dòng họ, tổ tiên tôi yêu bạn cùng gia đình, dòng họ, tổ tiên bạn từ lúc bắt đầu sự có mặt của con người trên thế giới cho đến hiện tại.”
“Tôi cảm ơn bạn” có nghĩa là “Tôi, gia đình, dòng họ, tổ tiên tôi cảm ơn bạn, cùng gia đình, dòng họ, tổ tiên bạn từ lúc bắt đầu sự có mặt của con người trên thế giới cho đến hiện tại.”
Có khi bạn gặp một người, họ tự nhiên không thích bạn, có vấn đề rắc rối với bạn. Thì biết đâu, 30 đời trước, tổ tiên bạn đã gây ra vấn đề gì với tổ tiên của người đó, thế là tổ tiên của người đó ghi điều này trong kí ức và truyền xuống cho đến tận bây giờ. Nên ngay khi gặp bạn, chương trình đó được chạy, và họ khó chịu với bạn. Giờ thì bạn hiểu hơn vấn đề rồi phải không?6. Càng nói “yêu” càng hạnh phúc, càng “làm sạch” càng “tinh khiết”
Tiềm thức không phân biệt được “I” (tôi) hay “You” (bạn). Ý thức mới phân biệt. Nên khi bạn nói “Tôi yêu bạn” thì trong tiềm thức nó có nghĩa “Tôi yêu tôi”. Nên khi bạn càng nói yêu người khác, thì có nghĩa là bạn càng yêu chính mình. Khi bạn yêu chính bạn, cơ thể và não bộ sẽ tiết ra những chất hóc-môn khiến cho sức đề kháng, hệ miễn dịch của bạn được tăng cường lên và bạn khỏe mạnh. Càng khỏe mạnh lại càng hạnh phúc.Sự rung động trong nước nhanh hơn rung động trong không khí gấp ba lần, nên khi bạn mở miệng nói “Tôi yêu bạn” thì câu “Tôi yêu bạn” chạy khắp người bạn nhanh gấp ba lần trước khi nó đến tai của người nhận. Càng nói yêu, bạn càng đẹp. Do những vấn đề nghi ngờ, tức giận, ghen tuông, bạn khó tiếp nhận được “linh hứng”, bây giờ bạn càng làm sạch thì bạn càng thoải mái, tự do hơn vì không phải bận tâm suy nghĩ quá nhiều. Bạn càng sạch, bạn càng tươi mát, và những người xung quanh bạn càng được hưởng hạnh phúc, đồng thời bạn cũng được nhận nhiều hơn những “linh hứng”.
7. Cách chữa lành và làm sạch mình
Bạn có thể chữa lành bản thân bằng cách nghe Ho’oponopono ở đây hoặc những âm thanh có tần số chữa lành, bỏ đi những năng lượng tiêu cực trong lúc ngủ ví dụ như bài này Thiền có thể giúp mình giữ tâm tịnh hơn, cố gắng giữ năng lượng tích cực vì theo luật hấp dẫn, điều tích cực sẽ thu hút những điều tích cực, và ngược lại. Học cách tha thứ và biết ơn mọi điều xảy ra trong cuộc sống, cũng là cách để mình sống hạnh phúc hơn.
Cảm ơn bạn Minh, anh Minh, chị Thanh đã chia sẻ những kiến thức tuyệt vời này với em.
Chúc mọi người cuối tuần bình yên
Love,
Chi
-
Bài review phim được truyền cảm hứng từ bài vlog này của anh Quý. Mình đã xem phim này khá nhiều lần rồi, nhưng xem vlog của anh Q xong mình quyết định phải viết một bài review ra trò cho bộ phim hay như thế này!
The Lobster thuộc thể loại phim tư duy trắng đen, phong cách phim khá lạ, của đạo diễn Yorgos Lanthimos. Nên mình nghĩ phim cũng khá kén người xem. Có thể nói, The Lobster là một trong những bộ phim hiếm hoi mà mình có thể coi đi coi lại không chán – nhưng những người xem cùng mình không hiểu được mạch phim, nên không theo dõi được. Vì phim này được thể hiện theo tư duy trắng đen, về xã hội song song trái ngược nhau, nhưng lại ở rất gần. Bạn cứ hình dung, mình ở một xã hội mà bạn có một khoảng 45 ngày, để kiếm được người yêu rồi lấy làm vợ/ chồng mình. Nếu không, bạn phải biến thành một con vật mà mình chọn. Mỗi ngày, mình phải đến hội trường, làm những việc lố lăng để gây sự chú ý, rồi lại quơ đại ai đó làm partner của mình. Cho thoát khỏi thảm cảnh là mình bị biến thành con vật. Mọi người ở đây điên cuồng tìm cho mình một người phối ngẫu, rồi cho đó là tình yêu. David- nhân vật chính trong phim, cũng nhận ra bản chất lố bịch của việc tìm kiếm partner như này, nên cũng quyết định bỏ trốn.
David và người bạn tình của mình ở trong khách sạn. Hotel Manager: We wish you every success and we hope, you will return to the city as a couple.
The Limping Man: I’m very happy.
Nosebleed Woman: Me, too.
Hotel Manager: Congratulations The course of your relationship will be monitored closely by our staff and by me personally. If you encounter any problems, any tensions, any arguing, that you cannot resolve yourselves, you will be assigned children. That usually helps, a lot.
Đoạn đối thoại này cũng làm Chi giật mình. Hi vọng mình sẽ không bao giờ có tư duy có con để cứu vãn mối quan hệ vợ chồng của mình !
Một xã hội trái ngược khác là những người nhóm người loners ở bìa rừng bỏ trốn từ khách sạn kia, vì không tin vào tình yêu đích thực. Họ quy tụ lại với nhau, để tránh sự truy lùng của nhóm người ở khách sạn.
Vì không tin vào tình yêu, nên những người ở đây không được phép yêu nhau! Trớ trêu thay cho David, khi ở khách sạn, ông được phép yêu thì không yêu ai. Đến khi ra tận bìa rừng thì mới biết phải lòng tương tư cô gái này!
Xuyên suốt mạch phim, là những cuộc săn lùng từ những người ở khách sạn đối với những người bỏ trốn ở bìa rừng. Nếu ai đó may mắn săn bắt được con mồi thì sẽ tăng thêm số ngày được phép tìm kiếm bạn đời.
Chiến phẩm sau một đêm đi săn bắt của những người trong khách sạn. Nghe ngớ ngẩn thật ha! Còn những người ở bìa rừng, khi có cơ hội thì sẽ lẻn vào khách sạn để thử thách tình yêu những người trong khách sạn.
Tư Duy Trắng Đen được thể hiện rõ trong phim là khi các nhân vật phải sống trong một xã hội, nơi mà chỉ hoặc là phải có partner hoặc là không được phép. Đoạn hội thoại rất ấn tượng với Chi là:
Loner Leader: Do you love her?
Campari Man: With all my heart.
Loner Leader: How much do you love her? On a scale of 1 to 15.
Campari Man: 14.
Loner Leader: 14 is a very impressive score. He loves her very much indeed. Who do you think we should kill? Who will be able to live on their own better? [pause] You. If this woman dies, do you think you will manage on your own or will you get involved with someone else?
Campari Man: No. I can live alone, she cannot… I like sitting in the room. Relaxes me. Calms me. I like it a lot. I can definitely live on my own.
Lần nào xem phim này xong, Chi cũng thấy mình rất hạnh phúc sung sướng khi ở trong xã hội này. Mình có thể có bồ bất cứ khi nào mình muốn. Mình có thể nói yêu một ai đó nhiều hay ít hay chỗ nào đó ở scale 1-15 mình cũng mãn nguyện. Phim The Lobster nói lên được những vấn đề ở xã hội thực mà chúng ta mắc phải, nhất là phần thể hiện một tư duy rất hạn hẹp, tự chính mình giới hạn tầm nhìn, suy nghĩ, thế giới quan của mình. Phim được IMDb đánh giá là 7.1/10. Bạn nên xem thử nhé.
Ps: Phim có vài cảnh sex hơi thô, chỉ cần bấm qua nhanh là xong rồi ha!
-
Từ hè năm ngoái đến bây giờ, đây là bộ phim tình cảm nhẹ nhàng mà Chi thích nhất. Bạn có thể xem phim ở Netflix hoặc đọc tóm tắt ở đây Phim The Guernsey Literary kể về giấc mơ mà bao nhiêu cô gái trẻ yêu sách như Chi đều có. Đó là hòn đảo, biển và cây xanh, người dân hiền lành, một nhóm người tụ họp nhau để đọc và chia sẻ về sách, về một cuộc sống rất chậm nhưng bình yên và mộc mạc.
Hình ảnh Chi ấn tượng nhất trong phim là các thành viên trong hội “The Guernsey Literary and Potato Peel Pie Society” say sưa đọc sách và bàn luận với nhau, thoát lên một tình yêu với sách rất thuần khiết.
Mọi người chìm đắm mình vào trong sách để quên đi thực tại, Guernsey- quê hương của mình đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng Hay là trong thời bình, những người dân hiền lành đã rất xúc động khi thấy một Writer ở ngoài đời thật! Yea, cảm xúc của Chi khi lần đầu tiên thấy một tác giả đang giao lưu ở nhà sách Barnes and Noble cũng vậy! Nhưng xuyên suốt mạch phim, nhiều hình ảnh nhân vật còn được xây dựng đối lập với nhau để truyền đạt ý nghĩa cho nhiều xem.
Markham V. Reynolds: là một nhà xuất bản người Mỹ, lịch lãm, luôn gửi hoa hồng làm quen, và rồi cầu hôn với chiếc nhẫn kim cương to. Nhưng Juliet lại thấy không rung động. Hành động rất nhân văn nữa là, sau khi Juliet nói lời chia tay, với tất cả sĩ diện của một gentleman khi bị từ chối tình yêu, chàng Mark đứng dậy, hôn vào tóc Juliet như một lời tạm biệt. rất thương.
Dawsey Adams: chàng trai nuôi lợn ở miền quê, tốt bụng, sẵn sàng đấu tranh cho điều đúng, yêu thích đọc sách, và là người viết thư cho Juliet. Khi đến tham gia buổi đọc sách, chàng đã tặng nữ nhà văn bó hoa được hái ở ven đường. Khi hai người lấy nhau rồi, chiếc nhẫn vàng đơn sơ nhưng lại đong đầy yêu thương.
“I don’t want to be married just to be married. I can’t think of anything lonelier than spending the rest of my life with someone I can’t talk to, or worse, someone I can’t be silent with.”
The Guernsey Literary and Potato Peel Pie Society là một bộ phim tình cảm nhẹ nhàng theo kiểu English, rất thích hợp để bạn xem vào buổi đêm sau một ngày làm việc mệt mỏi. Mang bộ pyjamas thoải mái, uống một chút trà nóng, và hòa mình vào bộ phim hết sức tinh tế và nhân văn thì không còn gì bằng.
Chúc các bạn luôn vui,
Chi Chi