Bài review phim được truyền cảm hứng từ bài vlog này của anh Quý. Mình đã xem phim này khá nhiều lần rồi, nhưng xem vlog của anh Q xong mình quyết định phải viết một bài review ra trò cho bộ phim hay như thế này!
The Lobster thuộc thể loại phim tư duy trắng đen, phong cách phim khá lạ, của đạo diễn Yorgos Lanthimos. Nên mình nghĩ phim cũng khá kén người xem. Có thể nói, The Lobster là một trong những bộ phim hiếm hoi mà mình có thể coi đi coi lại không chán – nhưng những người xem cùng mình không hiểu được mạch phim, nên không theo dõi được. Vì phim này được thể hiện theo tư duy trắng đen, về xã hội song song trái ngược nhau, nhưng lại ở rất gần. Bạn cứ hình dung, mình ở một xã hội mà bạn có một khoảng 45 ngày, để kiếm được người yêu rồi lấy làm vợ/ chồng mình. Nếu không, bạn phải biến thành một con vật mà mình chọn. Mỗi ngày, mình phải đến hội trường, làm những việc lố lăng để gây sự chú ý, rồi lại quơ đại ai đó làm partner của mình. Cho thoát khỏi thảm cảnh là mình bị biến thành con vật. Mọi người ở đây điên cuồng tìm cho mình một người phối ngẫu, rồi cho đó là tình yêu. David- nhân vật chính trong phim, cũng nhận ra bản chất lố bịch của việc tìm kiếm partner như này, nên cũng quyết định bỏ trốn.

Hotel Manager: We wish you every success and we hope, you will return to the city as a couple.
The Limping Man: I’m very happy.
Nosebleed Woman: Me, too.
Hotel Manager: Congratulations The course of your relationship will be monitored closely by our staff and by me personally. If you encounter any problems, any tensions, any arguing, that you cannot resolve yourselves, you will be assigned children. That usually helps, a lot.
Đoạn đối thoại này cũng làm Chi giật mình. Hi vọng mình sẽ không bao giờ có tư duy có con để cứu vãn mối quan hệ vợ chồng của mình !
Một xã hội trái ngược khác là những người nhóm người loners ở bìa rừng bỏ trốn từ khách sạn kia, vì không tin vào tình yêu đích thực. Họ quy tụ lại với nhau, để tránh sự truy lùng của nhóm người ở khách sạn.
Vì không tin vào tình yêu, nên những người ở đây không được phép yêu nhau! Trớ trêu thay cho David, khi ở khách sạn, ông được phép yêu thì không yêu ai. Đến khi ra tận bìa rừng thì mới biết phải lòng tương tư cô gái này!
Xuyên suốt mạch phim, là những cuộc săn lùng từ những người ở khách sạn đối với những người bỏ trốn ở bìa rừng. Nếu ai đó may mắn săn bắt được con mồi thì sẽ tăng thêm số ngày được phép tìm kiếm bạn đời.

Nghe ngớ ngẩn thật ha! Còn những người ở bìa rừng, khi có cơ hội thì sẽ lẻn vào khách sạn để thử thách tình yêu những người trong khách sạn.
Tư Duy Trắng Đen được thể hiện rõ trong phim là khi các nhân vật phải sống trong một xã hội, nơi mà chỉ hoặc là phải có partner hoặc là không được phép. Đoạn hội thoại rất ấn tượng với Chi là:
Loner Leader: Do you love her?
Campari Man: With all my heart.
Loner Leader: How much do you love her? On a scale of 1 to 15.
Campari Man: 14.
Loner Leader: 14 is a very impressive score. He loves her very much indeed. Who do you think we should kill? Who will be able to live on their own better? [pause] You. If this woman dies, do you think you will manage on your own or will you get involved with someone else?
Campari Man: No. I can live alone, she cannot… I like sitting in the room. Relaxes me. Calms me. I like it a lot. I can definitely live on my own.
Lần nào xem phim này xong, Chi cũng thấy mình rất hạnh phúc sung sướng khi ở trong xã hội này. Mình có thể có bồ bất cứ khi nào mình muốn. Mình có thể nói yêu một ai đó nhiều hay ít hay chỗ nào đó ở scale 1-15 mình cũng mãn nguyện. Phim The Lobster nói lên được những vấn đề ở xã hội thực mà chúng ta mắc phải, nhất là phần thể hiện một tư duy rất hạn hẹp, tự chính mình giới hạn tầm nhìn, suy nghĩ, thế giới quan của mình. Phim được IMDb đánh giá là 7.1/10. Bạn nên xem thử nhé.
Ps: Phim có vài cảnh sex hơi thô, chỉ cần bấm qua nhanh là xong rồi ha!
3 responses to “The Lobster”
Nghe b review muốn xem quá, để m qua xem netflix có ko.
LikeLike
Netflix có phim này nha bạn 😀
LikeLike
Ko có b ạ, chắc họ rút ra rồi. Nhưng m tìm thấy trên web rồi 😀
LikeLike