Stink! Review

Cuối tuần vừa rồi, Chi có xem bộ phim tài liệu Stink! của đạo diễn Jon Whelan trên Netflix nhắc đến vấn đề mà Chi hơi rùng mình khi nghĩ đến đó là các hóa chất trong đồ tiêu dùng hiện nay trên thị trường.

Bắt đầu nội dung phim là cảnh Whelan mua bộ đồ pijama của cửa hàng Justice cho con gái của mình nhân dịp Christmas, nhưng khi mở ra mùi hóa chất từ bộ đồ đã gây cho Whelan sự nghi ngờ. Vì sự mất mát người vợ yêu thương từ căn bệnh ung thư vú quái ác nên ông cảnh giác hơn trong việc bảo vệ hai đứa con yêu quí của mình khỏi những mối nguy hiểm mang tên các chất hóa học độc hại.

SharedScreenshot

Whelan đã gọi lên chỗ tư vấn của cửa hàng Justice để hỏi xem mùi hóa chất từ bộ đồ pijama ấy đến từ đâu và chính xác hơn là có tất cả bao nhiêu thành phần hóa chất nào có trong bộ đồ ấy. Nhưng tất cả những gì ông nhận lại được đều là sự im lặng từ nhân viên tư vấn khách hàng, đến những người có chức vụ cao hơn. Không một ai biết trong bộ đồ có hóa chất gì, nhưng lại rất mạnh miệng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng!

Chính vì sự mập mờ, vô trách nhiệm Whelan đã quyết tâm đi tìm ra câu trả lời, dần gỡ rối những vấn đề chồng chất nhau để tìm ra sự thật. Với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, trong suốt 3 năm kiên trì, Whelan đã hiểu rõ hơn về hệ thống hoạt động và mối liên hệ giữa các công ty thương mại và những nhà chính trị.

  • Cuộc hội thoại giữa Whelan và bên đại diện: 

Whelan: “I read an article online yesterday and it said something that if it has a chemical in it called 1-4-dioxane it might cause cancer. I just wanted to be sure that it’s not true.”

Representative: “It’s not something we add to the product, OK, it’s something that’s in the product.”

Whelan: “Can you tell me who adds it then?”

Representative: “Pardon me?”

Whelan: “You said you didn’t add it. I was wondering who does add it?”

Representative: “It’s in all of the ingredients. You know what I mean?”

Whelan: “No I don’t.”

Representative: “OK, OK, how can I say this. . . you know if you do 1,200 loads of wash a day, it’s still at a safe level.”

=> Hãy thử tưởng tượng bạn hút một điếu thuốc và kết luận rằng thuốc lá không gây hại cho sức khỏe con người. Vì tất nhiên thuốc lá không gây hại lớn khi bạn hút 1 điếu hay cả 1 gói, nhưng thuốc lá có hại cho sức khỏe là điều không ai có thể phủ nhận!

  • “Mùi nước hoa” 

Có thể hiểu đơn giản rằng, nếu một chất nào đó nằm trong danh sách bị cấm, các công ty có thể lách luật bằng việc để thành phần ấy dưới mác “fragrance” mà không cần phải nêu tên ( vì đây là (các) thành phần bí mật.) Nên mô hình chung, khi chúng ta thấy trong thành phần có chữ ” fragrance” có thể rất nhiều chất độc hại mà mình không được thông báo trước.
Các chất hóa học trong nước hoa thường độc hại vì chúng có nguồn gốc từ dầu mỏ và nhựa than đá,  và thường không được làm từ các loại tinh dầu của hoa hoặc thực vật vì chúng có mùi ngọt. Ngay khi bạn ngửi thấy một chất làm mát từ bình xịt phòng, nến thơm hoặc bột giặt, bạn đã hấp thụ các hóa chất vào cơ thể khi chúng thông qua phổi.
Thật buồn khi phải nói là bạn đã, đang và sẽ hấp thụ các hóa chất qua quần áo, chăn giường và cả khăn.

  • FDA, các doanh nghiệp, và những nhà chính trị

Điều làm Chi bất ngờ nữa là việc tin tưởng rằng hệ thống kiểm duyệt vệ sinh an toàn ở nước Mỹ rất đảm bảo. Nhưng từ những bằng chứng trong phim Stink! đã chỉ ra rằng, thực chất phần nào đấy, FDA cũng chỉ kiểm soát dựa trên những gì được thấy trên nhãn mác mà không thật sự kiểm định sâu và nhiều hơn. Đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn là cho khách hàng, người tiêu dùng. => Khi chúng ta tin tưởng rằng những món đồ trên gian hang trong siêu thị đã được qua kiểm định chất lượng an toàn, nhưng sự thật thì không.

hj

Trong phần này, điều Chi bất ngờ nữa là nguyên tắc phòng ngừa chỉ có ở Châu Âu. Hiện tại, nước Mỹ không sử dụng các biện pháp phòng ngừa. Nghĩa là các chất sẽ không bị cấm, cho đến khi nó được xác nhận là gây hại. Vậy nên điều này gần như  là không thể trong thời gian ngắn vì những hóa chất này thường tích tụ qua nhiều năm trong cơ thể trước khi có những tác dụng đáng chú ý. Điều ngược lại là ở châu Âu, nơi mà nếu một hóa chất bị nghi ngờ nguy hiểm, thì nó đã bị loại bỏ.

Khi xem bộ phim tài liệu này, Chi mới thật sự biết đến ý nghĩa của những cuộc vận động hành lang, nơi mà các chính trị gia có được sự hậu thuẫn từ những doanh nghiệp, để ngăn chặn những điều luật bất lợi cho doanh nghiệp của họ. Nhìn toàn cảnh, chúng ta có thể thấy được sức ảnh hưởng  của đồng tiền và sự thâu tóm tầm cỡ của các doanh nghiệp lên xã hội này.

Mối liên hệ.
Nói chung, người tiêu dùng đã chi trả mọi thứ.
  • Biện Pháp

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ phát triển ung thư là 40% ở nam giới và gần 37% ở phụ nữ vào năm 2014. Số liệu về ung thư toàn cầu của họ cũng cho thấy con số này sẽ tăng lên 50% vào năm 2030.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một nhóm gồm hơn 65.000 bác sĩ nhi khoa có giáo dục và khoa học tốt ở Hoa Kỳ, đồng ý với Kristoff và đang yêu cầu các bậc cha mẹ hạn chế sự tiếp xúc với con mình với các hóa chất phá vỡ nội tiết được tìm thấy trong nhựa. Họ cảnh báo các hóa chất này, chẳng hạn như:  phthalates, nitrat và bisphenol, có thể gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em trong nhiều năm tới. => Một sự thật phũ phàng là chúng ta không thể nào ngăn chặn hết được những tiếp xúc của mình lên các hóa chất độc hại, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nó càng nhiều càng tốt.

California Prop 65 Mandates Labeling: Nơi Chi sinh sống, không quá khó để thấy những labels nhỏ trong đồ nhựa có chất có thể gây ung thư. Việc nêu ra các chất ấy, và để quyền quyết định có nên sử dụng đồ đó hay không lại cho người tiêu dùng. Nhưng quyền của khách hàng là được biết trong đồ họ mua, có gì. Đơn giản vậy thôi.

k

Trong Appstore, Chi tìm ra vài apps có ích như Healthy Living, Ingredients,.. để mình có thể scan và xem tất cả các thành phần có trong sản phẩm ấy. Rất tiện dụng!

Và hơn nữa là hãy tự giáo dục mình và mọi người xung quanh, để cùng nhau xây dựng nên một tương lai tươi sáng cho con cháu chúng ta sau này bạn nha.

 

 

 

Advertisement

2 responses to “Stink! Review”

  1. công nhận là mỗi lần coi phim tài liệu là mỗi lần thay đổi suy nghĩ về thế giới. Thật sự là mình không thể quan tâm đến tất cả mọi thứ trong cuộc sống của mình được nhưng thật ra rất nhiều điều mình đang làm là không đúng nhưng mình chưa thấy đủ tác hại của nó để làm khác đi. Chi viết có tâm quá, thích nhất là chỗ biện pháp tại ai cũng nêu vấn đề xong bỏ chạy thì người đọc biết đường nào mà lần. Các nước Châu Âu thật sự chú trọng và phát triển về vấn đề sức khỏe và môi trường, đó thật sự là điều Mỹ cần học hỏi nhưng mà Q nghĩ sẽ rất khó.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: