Khi vừa đọc xong quyển sách này, trong đầu Chi chỉ nghĩ đến việc giới thiệu nó với mọi người. Vì bất kì ai trong chúng ta, ở một cột mốc nào đấy của cuộc đời cũng phân vân không biết mình có nên tiếp tục hoặc từ bỏ hay không. Và biết đâu đấy, ngoài kia cũng có ai đó giống Chi- phạm phải sai lầm rất lớn là thường bỏ cuộc ngay “điểm thử thách” và cũng chẳng dám từ bỏ nếu “lỡ như”mình đã bắt đầu, dù biết rằng việc đấy cũng chẳng đi đến đâu! Vậy nên mình bắt đầu ha.
Trong phần mở đầu của quyển The Dip, Seth Godin đã nhắc đến khái niệm ” The Best in the World” ông nhấn mạnh việc khi mình bỏ công sức ra làm một việc gì đấy, mình nên hoàn thành nó một cách tốt nhất có thể. “Average is for losers!” Bên cạnh đó, tác giả nói lên mục đích của ông rằng muốn mọi người thay đổi cách nhìn, suy nghĩ về việc bỏ cuộc. Vì từ lâu mọi người hay được nhắc đến câu “NEVER GIVE UP”, nhưng với tác giả, câu nói ấy không thể đúng trong tất cả trường hợp.
Ông liệt kê ra 3 trường hợp chính khi ta gặp khó khăn phân biệt rõ giữa the dip, the cul-de-sac hay the cliff.
- The Dip: Đây chính là điểm thử thách, nếu chúng ta vượt qua được nó một cách xuất sắc, chúng ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng – là sự thành công. Một điều thú vị mà tác giả đã nhắc đến là trong bất kì hệ thống nào, kể cả giáo dục, kinh tế, mối quan hệ vv.. đều được sắp đặt “The Dip” để thử thách chúng ta. Đây chính là điểm sẽ phân loại được những người thật sự nghiêm túc và có khả năng với những gì họ đang theo đuổi. Với những người chưa đủ khả năng và không thật sự nghiêm túc lắm. => Cố gắng tiếp tục và vượt qua nó một cách tốt nhất.
- The Cul-De-Sac: Điểm này chẳng thể mang chúng ta đi đến đâu cả, dù ta có kiên trì, cố gắng vượt qua nó. Ví dụ như: một việc làm đầy khó khăn mà chúng ta không có bất kì hứng thú gì với nó. Và cũng biết chắc rằng 5 hay 10 năm nữa, chúng ta cũng sẽ mãi ở vị trí đó, với số lương đó. Vậy việc tiếp tục, cố gắng vượt qua có thật sự mang lại cho chúng ta lợi ích gì không ? => Nên từ bỏ, không phải sau này, mà ngay lập tức, không cần phải chần chừ!
- The Cliff: Khi chúng ta ở điểm này, chúng ta rất khó từ bỏ trừ khi chúng ta không thể tiếp tục được nữa. => Tương tự như điểm Cul- De-Sac, điểm cliff không thể mang ta đến đâu cả, ngoài việc mất thời gian, mất sức và tiền bạc vào nó.
Với tác giả, việc xác định mình đang nằm ở điểm nào trong 3 loại dễ hơn việc mình sẽ làm gì với nó.
- Điều dũng cảm mình có thể làm là vượt qua nó, can đảm đi qua đến bờ bên kia và nhận được phần thưởng xứng đáng.
- Điều trưởng thành mình có thể làm là đừng bắt đầu, nếu chính bản thân mình biết mình chẳng thể nào vượt qua được những đoạn khó khăn. Dành tất cả nguồn lực và công sức của mình cho điều gì đó xứng đáng hơn.
- Điều ngớ ngẩn mình có thể làm là bắt đầu, cống hiến hết tất cả những gì mình có cho nó và bỏ cuộc khi gặp khó khăn!
Nghĩ đến việc từ bỏ khi chúng ta gặp khó khăn, đau đớn là bản năng tự nhiên của con người, nhưng dũng cảm vượt qua khó khăn để đạt được thành công là điều đáng trân trọng. Scarcity makes being at the top worth something. Những người khôn ngoan và bản lĩnh sẽ biết dừng đúng lúc. The opposite of quitting is rededication. The opposite of quitting is an nvigorated new strategy designed to break the problem apart.
Bài học Chi nhắc nhở mình là hãy biết tận dụng những điểm thử thách như một bàn đạp để đưa chúng ta đến những bậc cao hơn, đừng chỉ ” cố gắng vượt qua” nhưng hãy hoàn thành nó một cách tốt nhất.
Bên cạnh những điểm chính Chi đã nêu ở đây, Seth Godin cũng đưa ra những ví dụ rất gần gũi và chân thực để chúng ta dễ dàng thấy bản thân mình trong đấy. Quyển sách rất ngắn và xúc tích, hi vọng các bạn dành thời gian đọc qua nó.
Thương,
Chi Chi
3 responses to “The Dip- Điểm Thử Thách”
Hay quá :))
LikeLiked by 1 person
mua quyển này ở đâu vậy bạn?
LikeLike
mình mua ở Amazon. quyển này ngắn lắm bạn có thể tìm ebook của nó nghe.
LikeLike